Đặc trưng bề mặt và địa chất Oberon_(vệ_tinh)

Một bức hình màu nhân tạo về Oberon. Miệng hố lớn nhất trong phần tối (bên phải phần trung tâm) là Hamlet.

Oberon là vệ tinh tối thứ hai trong số năm vệ tinh lớn của Sao Thiên Vương sau Umbriel.[7] Bề mặt của nó cho thấy một sóng đối lập mạnh mẽ: sự phản xạ của nó giảm từ 31% ở một góc pha 0° (suất phản chiếu hình học) tới 22% ở một góc pha khoảng 1°. Oberon có suất phản chiếu liên kết thấp, khoảng 14%.[7] Bề mặt của nó nói chung có màu đỏ, ngoại trừ một số phần màu xanh nhạt.[24] Oberon, trong thực tế, là vệ tinh đỏ nhất của sao Thiên Vương.[25] Màu bán cầu dẫn đường và kéo theo không giống nhau: bán cầu thứ hai đỏ hơn bán cầu thứ nhất, bởi vì nó chứa nhiều vật chất màu đỏ đậm hơn.[23] Bề mặt hóa đỏ thường là kết quả của sự phong hoá không gian do bị oanh tạc bề mặt bởi các hạt bị biến đổi và các vi thiên thạch trong suốt lịch sử Hệ Mặt Trời.[23] Tuy nhiên, sự bất đối xứng màu sắc của Oberon có nhiều khả năng xuất phát từ sự bồi tụ vật chất màu đỏ đến từ phía ngoài hệ Sao Thiên Vương, có thể là từ các vệ tinh dị hình.[26]

Các nhà khoa học đã ghi nhận hai nhóm yếu tố địa chất đặc trưng trên Oberon: miệng hốchasma (hẻm núi).[6] Bề mặt cổ của Oberon bị bao phủ bởi nhiều miệng hố nhất trong số tất cả vệ tinh Sao Thiên Vương, với mật độ các miệng hố gần đạt đến mức bão hoà—khi sự hình thành một miệng hố mới được cân bằng với việc phá huỷ miệng hố cũ.[Ghi chú h][27] Phạm vi đường kính của các miệng hố từ vài kilômét nhỏ nhất cho đến 206 kilômét của hố lớn nhất hiện nay[27]Hamlet.[28] Nhiều miệng hố lớn được bao quanh bởi vật chất phun trào (ejecta) do va chạm (tia).[6] Các hố lớn nhất, Hamlet, Othello và Macbeth, có đáy được tạo thành từ các vật chất màu đen được lắng đọng sau khi chúng hình thành.[27] Một chóp có chiều cao khoảng 11 km đã được quan sát từ một số bức hình của Voyager ở gần rìa đông nam Oberon,[29] mà có thể là chóp trung tâm của một lòng chảo va chạm lớn với đường kính khoảng 375 km.[29] Bệ mặt Oberon bị chia cắt bởi hệ thống các hẻm núi, tuy không phổ biến như các hẻm núi trên Titania.[6] Các hẻm núi có lẽ là các phay trực giao hay sườn dốc,[Ghi chú i] có thể có cả cũ lẫn mới.[30] Hẻm núi nổi bật nhất trên Oberon là Mommur Chasma.[31]

Địa chất của Oberon chịu ảnh hưởng bởi hai lực đối lập: sự hình thành hố va chạm và tái tạo bề mặt có nguồn gốc nội sinh.[30] Các hố va chạm diễn ra trong suốt lịch sử hình thành mặt trăng này và góp phần lớn tạo nên diện mạo ngày nay của nó.[27] Quá trình thứ hai xảy ra trong thời kỳ sau khi Oberon hình thành. Quá trình nội sinh là sự kiến tạo chủ yếu trong tự nhiên và dẫn đến sự hình thành các hẻm núi, và đã thực sự tạo ra các vết nứt khổng lồ trên vỏ băng.[30] Các hẻm núi đã xoá bỏ một phần bề mặt cũ.[30] Các vết nứt trên lớp vỏ được gây ra bởi sự nở rộng Oberon khoảng 0,5%,[30] xảy ra trong 2 giai đoạn ứng với các hẻm núi mới và cũ.

Bản chất của các mảng tối, vốn tồn tại chủ yếu trên bán cầu dẫn đường và trong các miệng hố, vẫn chưa được biết. Một số nhà khoa học đưa ra giả thuyết rằng chúng có nguồn gốc từ núi lửa băng (tương tự như các biển Mặt Trăng),[27] trong khi một số khác nghĩ rằng các vụ va chạm đã đào lên vật chất đen vốn bị chôn vùi dưới lớp băng (lớp vỏ).[24]

Các miệng hố
va chạm trên Oberon,
từ trên xuống dưới:

Mommur Chasma,
trên cùng bên phải
Othello,
ở giữa, chếch bên trái
Hamlet,
ở giữa, chếch bên phải
MacBeth,
chếch bên trái
Caesar
Antony
dưới cùng, chếch bên phải
Các đặc điểm bề mặt có tên trên Oberon[32]
(Đặt tên theo nhân vật trong các tác phẩm của Shakespeare)[33]
Đặc điểmTên đặt theoKiểuĐường kính
km
Toạ độ
Mommur ChasmaMommurChasma53716°18′N 323°30′Đ / 16,3°N 323,5°Đ / -16.3; 323.5
AntonyMark AntonyMiệng hố4727°30′N 65°24′Đ / 27,5°N 65,4°Đ / -27.5; 65.4
CaesarJulius Caesar7626°36′N 61°06′Đ / 26,6°N 61,1°Đ / -26.6; 61.1
CoriolanusCoriolanus12011°24′N 345°12′Đ / 11,4°N 345,2°Đ / -11.4; 345.2
FalstaffFalstaff12422°06′N 19°00′Đ / 22,1°N 19°Đ / -22.1; 19.0
HamletHamlet20646°06′N 44°24′Đ / 46,1°N 44,4°Đ / -46.1; 44.4
LearKing Lear1265°24′N 31°30′Đ / 5,4°N 31,5°Đ / -5.4; 31.5
MacBethMacbeth20358°24′N 112°30′Đ / 58,4°N 112,5°Đ / -58.4; 112.5
OthelloOthello11466°00′N 42°54′Đ / 66°N 42,9°Đ / -66.0; 42.9
RomeoRomeo15928°42′N 89°24′Đ / 28,7°N 89,4°Đ / -28.7; 89.4

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Oberon_(vệ_tinh) http://www.britannica.com/EBchecked/topic/423713 http://www.infoplease.com/ipa/A0004478.html http://lasp.colorado.edu/~espoclass/homework/5830_... http://adsabs.harvard.edu/abs/1788RSPT...78..364H http://adsabs.harvard.edu/abs/1798RSPT...88...47H http://adsabs.harvard.edu/abs/1851AJ......2...70L http://adsabs.harvard.edu/abs/1851MNRAS..12...15L http://adsabs.harvard.edu/abs/1852AN.....34..325. http://adsabs.harvard.edu/abs/1949PASP...61..129K http://adsabs.harvard.edu/abs/1986Sci...233...43S